Kế hoạch nhân sự thực chất là một kế hoạch được lập ra để phân tích chính xác nguồn lực nhân sự mà bạn hiện có cũng như nhu cầu về nhân sự của doanh nghiệp. Việc lập kế hoạch nhân sự là quá trình đề xuất những giải pháp phù hợp với mục đích và nhu cầu của công ty, bao gồm cả việc đưa ra những chính sách thu hút nhân viên mới và giữ chân nhân viên cũ tiềm năng của công ty. Vậy những chỉ số nào là quan trọng và có sự ảnh hưởng đến trong quá trình lập kế hoạch nhân sự? Hãy cùng VHRS tìm hiểu những chỉ số đó trong bài viết này. Trong khi lập kế hoạch nhân sự, có 08 chỉ số quan trọng mà bạn cần lưu ý đó là:
1. Các chỉ số tài chính
Tài chính là chỉ số giúp bạn nhìn thấy được rõ ràng nhất hiệu quả hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, nhân sự cũng cần lưu ý đến những chỉ số tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: Lương thưởng, ngân sách đào tạo lao động, lợi nhuận, doanh thu, … Đây cũng chính là cơ sở, là nguồn dữ liệu để bạn lên kế hoạch, chiến lược cho công ty.
2. Chiến lược kinh doanh
Từng doanh nghiệp sẽ có những chiến lược kinh doanh khác nhau cho bản thân. Và nhân sự chính là những người tham gia thực hiện những chiến lược đó. Vì vậy bạn cần phải chủ động nắm rõ chiến lược, từ đó theo sát để có những kế hoạch làm việc, tuyển dụng cũng như đào tạo nhân sự cho phù hợp.
3. Các chỉ số hiệu quả tuyển dụng
Đây là chỉ số giúp bạn nhìn thấy được công tác tuyển dụng nhân sự của công ty đã thực sự có hiệu quả hay chưa. Từ đó đưa ra được những điều chỉnh thích hợp. Chỉ số hiệu quả tuyển dụng thường gồm:
Tỉ lệ tuyển dụng/ các kế hoạch tuyển dụng
Tỉ lệ ứng viên nộp CV/ số lượng tin đăng tuyển
Tỉ lệ view/ số lượt click vào JD
Tỉ lệ ứng viên thử việc thành công
Tỉ lệ ứng viên thử việc thất bại
…
Thông qua những số liệu này, bạn có thể lên được những dự trù về ngân sách cũng như có những định hướng phù hợp trong công tác tuyển dụng.
4. Chỉ số nghỉ việc
Chỉ số này giúp cho bạn thấy được những hạn chế còn tồn tại. Việc bạn cần làm đó là quan tâm đến:
- Tỷ lệ nhân viên thôi việc sau các mốc thời gian như 2 tháng thử việc, 6 tháng, 1 năm. Đâu là lý do?
- Tỷ lệ nghỉ việc của vị trí nào cao nhất? Thuộc phòng ban nào? Lý do là gì?
- Tỷ lệ nhân viên muốn thôi việc/ tổng số nhân viên công ty.
- ….
Qua những con số này, bạn có cái nhìn đúng đắn hơn trong chiến lược giữ chân nhân viên. Hãy tiến hành làm việc trực tiếp với các trưởng phòng, giám đốc để đưa ra những giải pháp phù hợp giúp giảm thiểu chỉ số này cũng như đảm bảo được chất lượng đội ngũ nhân sự mà mình đang có.
5. Các chỉ số hiệu quả công việc
Chỉ số hiệu quả công việc cho bạn thấy được hiệu suất làm việc của nhân sự của công ty. Đây là một chỉ số phản ánh được chính xác tỷ lệ những nhân viên hoàn thành nhiệm vụ, công việc 100%; tỉ lệ nhân viên có thái độ tốt, tỷ lệ nhân viên vi phạm nội quy, …
Đây là một chỉ số có lợi cho kế hoạch của bạn. Vì vậy để tăng chỉ số này bạn cần phải xây dựng được KPIs cho từng nhân sự ứng với từng vị trí, có những chính sách quan tâm chăm sóc đến đời sống nhân viên, những hoạt động giúp gắn kết tinh thần tập thể, …
6. Các chỉ số hiệu quả đào tạo
Đào tạo nhân sự là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp. Muốn công ty ngày càng phát triển thì việc đào tạo chuyên môn, kiến thức cho nhân sự là điều hoàn toàn cần thiết. Hãy đặt ra câu hỏi bạn đã dự toán ngân sách bao nhiêu để chi cho việc đào tạo nhân viên công ty hàng năm? Và bạn cần hiểu việc đào tạo nhân viên chính là một sự đầu tư dài hạn. Vì vậy đừng ngại khi đầu tư vào việc đào tạo, bên cạnh đó hãy thường xuyên đánh giá tỉ lệ hiệu quả khi các khóa đào tạo hoàn thành.
7. Các chỉ số văn hoá doanh nghiệp
Đây là chỉ số giúp bạn cũng như những đối tác kinh doanh đánh giá được văn hóa công ty. Đây được coi là chỉ số làm nên bộ mặt cho doanh nghiệp của bạn. Các chỉ số văn hóa doanh nghiệp thường bao gồm: Tỷ lệ nhân viên muốn thôi việc, tỷ lệ nhân viên công tác lâu năm trong doanh nghiệp, tỷ lệ khiếu nại, … Và vì đây đại diện cho văn hóa công ty nên hãy chú trọng phát huy những con số tốt.
8. Các chỉ số chất lượng
Chỉ số chất lượng được phản ánh qua chất lượng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp. Và đây là chỉ số được hầu hết các công ty đưa lên hàng đầu, coi đây là mục tiêu để phấn đấu. Để đánh giá chuẩn xác chỉ số này bạn cần quan tâm đến các tỷ lệ sau:
- Tỷ lệ khách hàng phàn nàn dịch vụ:
- Khâu chăm sóc khách hàng
- Hàng hóa, dịch vụ gặp sự cố, vấn đề
- Hàng hóa, dịch vụ không đúng nhưng kỳ vọng khách hàng
- …
- Tỷ lệ khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ
- Tỉ lệ dừng máy
KẾT THÚC
Qua bài viết này, VHRS hy vọng giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của các chỉ số trong lập kế hoạch nhân sự. Qua đó giúp bạn có cái nhìn đúng đắn để đưa ra những giải pháp phù hợp giúp phát triển doanh nghiệp.
Mời Anh/Chị tham khảo khóa học HR Budget sắp khai giảng, “HR Budget: Xây CHẮC – Dùng CHUẨN” với mong muốn mang lại những kiến thức hữu ích, giúp học viên có khả năng lập và quản lý ngân sách Nhân sự một cách hiệu quả nhất.
XEM OUTLINE CHƯƠNG TRÌNH “HR Budget: Xây CHẮC – Dùng CHUẨN”: Tại đây
KHÓA HR MINDSET FOR CEO